Cách thức chăm sóc đồng hồ Bernhard H. Mayer
Đồng hồ đeo tay - Nếu đang sử dụng một chiếc đồng hồ lên dây cót thủ công, bạn nên lên dây cót đồng hồ vào mỗi buổi sáng. Đồng hồ cơ phải được bảo dưỡng ít nhất 3 đến 5 năm một lần để kiểm tra các bộ phận cơ và tra dầu bôi trơn. Các bộ phận nhỏ xíu bên trong đồng hồ phải chịu sức căng cực lớn, do đó ma sát là kẻ thù lớn nhất. Dầu bôi trơn ngăn cho các vòng bi không bị khô và các phần làm bằng thép không bị mài mòn.
Để đồng hồ của bạn ở nơi có nhiệt độ cao, ví dụ như đặt trên bảng điều khiển xe ô tô hoặc ngâm trong bồn tắm nước nóng có thể khiến đồng hồ bị trục trặc, tuổi thọ pin bị giảm hoặc làm hỏng các bộ phận bên trong. Để đồng hồ ở nơi cực lạnh có thể khiến đồng hồ chạy không chính xác.
Không để đồng hồ thạch anh số tương tự (analog quartz) ở khu vực có từ tính. Nếu không, đồng hồ có thể tạm thời dừng hoạt động và có thể chỉ giờ sai lệch.
Để đảm bảo đồng hồ duy trì khả năng chống thấm nước, hãy chắc chắn là núm chỉnh giờ được ấn vào vỏ đồng hồ. Bạn nên mang đồng hồ đi kiểm tra khả năng chống thấm nước mỗi năm một lần. Hơi nước ngưng tụ trong đồng hồ là dấu hiệu cho thấy khả năng chống thấm nước đã kém đi.
Để đạt hiệu quả tối đa, hãy thường xuyên lau đồng hồ của bạn bằng vải mềm và sạch. Các vết bẩn, đốm nước và bụi bẩn tích tụ trên vỏ, mặt hoặc gờ của đồng hồ có thể khiến đồng hồ sớm bị mòn. Nếu bạn đeo đồng hồ chống thấm nước khi tắm vòi hoa sen mà nước tắm là nước có clo hoặc nước mặn thì sau đó cần rửa sạch đồng hồ bằng nước sạch và sấy thật khô.
Bảo quản Mặt đồng hồ pha l
- Đồng hồ có thể có mặt pha lê saphia chống xước, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là cuối ngày bạn nên quăng đồng hồ của mình lên nóc tủ hoặc vứt vào ngăn kéo. Tốt hơn, bạn nên cất hoặc quấn đồng hồ trong một miếng vải mềm trước khi cất đi.
- Hãy thay ngay khi mặt pha lê bị vỡ hoặc bị xước. Thậm chí một vết nứt nhỏ như sợi tóc cũng có thể khiến bụi bẩn và hơi nước lọt vào bộ máy của đồng hồ, ảnh hưởng tới tính chính xác của đồng hồ.
Bảo quản Vòng đeo kim loại
- Nếu bạn tham gia các hoạt động khiến bạn ra nhiều mồ hôi, bạn có thể xem xét việc sử dụng một chiếc đồng hồ có vòng đeo bằng kim loại hoặc bằng cao su thay vì bằng da.
- Vì vòng kim loại được đeo sát vào da nên nó hút bụi và mồ hôi và tạo thành các vết bẩn nếu không được lau chùi thường xuyên. Điều này đặc biệt đúng với lưới bên trong của vòng kim loại.
- Khi bụi bẩn và gỉ sắt nằm trong dây kim loại, chúng sẽ bị mồ hôi hòa vào và có thể gây ra các vết bẩn cho cổ tay áo và trong một số trường hợp có thể gây kích ứng da.
- Lau bụi bẩn và mồ hôi bằng một miếng vải mềm, khô và không có xơ vải. Nếu đồng hồ của bạn là loại chống thấm nước thì thỉnh thoảng bạn có thể rửa vòng đeo đồng hồ kim loại bằng bàn chải mềm và nước xà phòng ấm. Hãy lau thật khô vòng đeo.
- Có thể dùng một chiếc tăm để làm sạch các vết bẩn tích tụ trong vòng kim loại hoặc trên vỏ của đồng hồ.
Bảo quản Dây đeo bằng da
- Dây đeo làm bằng da thật và tự nhiên sẽ hỏng dần do tiếp xúc liên tục với mồ hôi. Nếu không được làm sạch, mồ hôi có thể xóa sạch lớp dầu tự nhiên trên dây đồng hồ và làm cho dây đeo bị khô đi. Hơi ẩm cần được lau bằng vải mềm hay khăn giấy và dây đeo nên được để khô tự nhiên.
- Có thể loại bỏ muối tích tụ và chất bẩn khỏi dây đeo bằng cách rửa bằng một miếng vải mềm ẩm và xà phòng nhẹ (hoặc xà phòng chuyên dùng cho đồ da).
- Hãy đeo dây lỏng một chút sao cho khoảng cách giữa cổ tay và dây bằng một ngón tay. Việc này giúp cho không khí lưu thông và cho phép hơi ẩm bốc hơi.
Bảo quản Dây đeo bằng cao su
- Nên rửa đây đeo bằng cao su thường xuyên với xà phòng dịu nhẹ và nước ấm bằng một bàn chải mềm.
- Dung môi, dầu, mồ hôi, kem bôi da và muối có thể làm cao su hư hỏng nếu không được làm sạch.
Xuân Thạnh Bán đồng hồ đeo tay nam nữ đẹp thời trang phong cách mới nhất 2014. Click vào mua hàng nhé.
- Địa chỉ: Mặt tiền đường Hà Đặc, số 1M/L2 P.Trung Mỹ Tây, Q12, TP HCM
- Số điện thoại: 0969.106.256 - (08) 37.154.519